Tin mới nhất :

Tin mới nhất

"Người trồng càphê Việt Nam 'găm' hàng chờ giá cao"

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014 | 09:02

Sau Tết, người nông dân sẽ bán ra nhiều hơn nếu giá tăng và khi đó nguồn cung tăng sẽ gây ra áp lực giảm giá.

Theo hãng tin Bloomberg, người trồng càphê ở Việt Nam, nước có sản lượng càphê Robusta lớn nhất thế giới, vẫn tiếp tục "găm" hàng chờ giá cao hơn dù có một vụ mùa bội thu trước Tết Nguyên đán.

Kết quả thăm dò 12 hộ nông dân trồng càphê ở Việt Nam do hãng tin Bloomberg tiến hành cho thấy, họ dự tính sẽ chỉ bán khoảng 33% lượng càphê vừa thu hoạch trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bắt đầu từ 28/1, thấp hơn so với mức trung bình 43% bán cùng thời điểm này trong 5 năm qua. 

Nông dân đã bán được 25% trong 1,7 triệu tấn càphê thu hoạch năm nay, so với mức 33% cùng kỳ năm ngoái.

Ông Huỳnh Văn Phước, một nông dân 46 tuổi, có 4 hécta trồng càphê ở Đắk Lắk, cho biết mức giá hiện tại thấp hơn cả thời điểm trước Tết năm ngoái nên ông đã không bán nhiều mà giữ lại chờ sau Tết để được giá tốt hơn. 

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại và Du lịch Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh này, nơi đóng góp khoảng 30% tổng sản lượng càphê của cả nước, giá càphê hạt giao dịch ở mức 34.800 đồng/kg ngày 15/1. 

Giá càphê đã tăng 18% từ mức thấp nhất trong 3 năm qua hồi tháng 11/2013, nhưng vẫn giảm 24% so với mức 45.500 đồng/kg trong tháng 3/2013, mức cao nhất trong 18 tháng. 

Thị trường càphê Robusta ở London bắt đầu phục hồi vào tháng trước sau ba năm ảm đạm, dù doanh số bán ra từ Việt Nam chậm lại và lượng hàng có trong các kho dự trữ do NYSE Liffe theo dõi đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002. 

Trong khi đó, ông Phan Hùng Anh, Phó Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất khẩu càphê Anh Minh, nhận xét: “Lượng càphê lớn dự trữ trong các trang trại ở Việt Nam có thể sẽ hạn chế mức tăng giá sau Tết. Nông dân lưu kho khoảng 1,2-1,3 triệu tấn như hiện nay có lẽ là mức kỷ lục trong thời điểm đầu năm. Sau Tết, người nông dân sẽ bán ra nhiều hơn nếu giá tăng và khi đó nguồn cung tăng sẽ gây ra áp lực giảm giá."

Trong một báo cáo công bố ngày 13/12 Cục Nông nghiệp Nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết lượng càphê dự trữ ở Việt Nam sẽ đạt 3,82 triệu bao loại 60kg (229.200 tấn) vào cuối niên vụ 2013-2014 bắt đầu từ ngày 1/10 so với 1,97 triệu bao trong niên vụ 2012-2013. Việt Nam sẽ xuất khẩu 24,5 triệu bao trong tổng số 28,5 triệu bao của vụ mùa năm nay. 

Ngày 13/12 giá càphê Robusta tăng 24% lên 1.799 USD/tấn, từ mức thấp nhất trong 29 tháng là 1.447 USD/tấn vào ngày 14/11. Giá càphê kỳ hạn đã tăng 2,1% lên 1.718 USD/tấn trong năm nay, sau khi giảm 13% trong năm 2013. 

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Việt Nam đã xuất khẩu 1,29 triệu tấn càphê trong năm 2013, thấp hơn 26% so với năm 2012. Lượng càphê trong các kho dự trữ của NYSE Liffe là 28.200 tấn tính đến ngày 6/1. 

Nguồn Vietnamplus

Tây Ban Nha tiết kiệm gần 200 triệu euro nhờ ngô biến đổi gene

Tiết kiệm 156 triệu Euro, tương đương gần 4.500 tỷ đồng; giảm khí thải C02 là thành tựu đáng ghi nhận có được từ việc thương mại hóa ngô biến đổi gene chống sâu đục thân tại Tây Ban Nha trong 15 năm qua.

Một giống ngô biến đổi gene. Ảnh: motherearthnews.com.
Nhân kỷ niệm 15 năm (1998 - 2013) cây ngô biến đổi gene chống sâu đục thân chính thức cho phép trồng tại Tây Ban Nha, Quỹ Antama vừa công bố báo cáo “15 năm trồng ngô biến đổi gene tại Tây Ban Nha -  Những lợi ích về kinh tế xã hội và môi trường”, được chủ trì bởi tiến sĩ kinh tế Laura Riesgo đến từ Đại học Oveido.
Báo cáo là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh với các đánh giá tổng quan dựa trên khoa học. Đây cũng được xem là kết quả nghiên cứu đầu tiên, chuyên biệt phân tích các lợi ích của việc ứng dụng cây ngô biến đổi gene chống sâu đục thân tại Tây Ban Nha. 
Báo cáo kết luận việc ứng dụng trồng ngô biến đổi gene chống sâu đục thân tại Tây Ban Nha đã giúp quốc gia này giảm thiểu hơn 850.000 tấn ngô nhập khẩu từ năm 1998 đến 2013, qua đó tiết kiệm khoảng 156 triệu euro. 
Trong 15 năm qua, ngô biến đổi gene đã giúp Tây Ban Nha sản xuất thêm 853.201 tấn ngô hạt. Ngô biến đổi gene còn giúp gia tăng quá trình cố định hoá carbon tương đương với khoảng 662.937 tấn khí CO2 (khối lượng tịnh), điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 22.934 xe ô tô hàng năm tại Tây Ban Nha.
Lợi ích kinh tế mang lại từ việc ứng dụng ngô biến đổi gene chống sâu đục thân là  chi phí đầu tư thấp nhờ việc giảm liều lượng thuốc trừ sâu sử dụng, giảm chi phí đầu vào; đồng thời tăng năng suất là do bảo đảm được năng suất thu hoạch không bị thất thoát do tác hại của nấm mốc (mycotoxins) và của sâu đục thân ngô.
Theo báo cáo, ngô biến đổi gene còn giúp hạn chế những ảnh hưởng bất lợi đối với một số loại côn trùng có lợi. Năng suất trung bình tăng 7,38% tới 10,53% tuỳ thuộc vào địa bàn canh tác và mức độ sâu bệnh hại mỗi vụ.
Theo các nhà khoa học, lợi ích lớn nhất mà ngô biến đổi gene đem lại là mức tăng trưởng lợi nhuận ròng mà  nông dân thu về so với cây ngô truyền thống. Trung bình mỗi ha ngô biến đổi gene sẽ đem về cho nông dân thêm 147 euro (tương đương 4,2 triệu đồng). Cùng với các lợi ích về kinh tế, canh tác ngô biến đổi gene cũng giúp nông dân dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại.
Mới đây, công bố về một loại ngô biến đổi gene có thể khiến chuột ung thư được cho là nghiên cứu đầu tiên về mặt trái của cây trồng biến đổi gene, đã bị tạp chí khoa học nổi tiếng rút bài. Tác giả nghiên cứu là Gilles Eric Séralini, từ Đại học Cannes. Thông tin này cũng gặp sự phản đối của nhiều nhà khoa học trên thế giới. "Có rất ít bằng chứng khoa học uy tín trong nghiên cứu", chuyên gia công nghệ sinh học Martina Newell-McGloughlin, Đại học California, Mỹ nói.
Nguồn : VnExpress

Công nghệ làm áo không bẩn

Một sinh viên Mỹ mới đây giới thiệu loại áo trơn mới không bị dính bẩn, cho dù bị đổ nước, soda hay thậm chí cả nước sốt cà chua.

So sánh áo thường và áo Silic khi bị đổ nước màu. Ảnh chụp từ video
Theo Oddity Central, chiếc áo chống bẩn được làm từ công nghệ nano, bằng một loại vật liệu chứa các phân tử silica không thấm nước liên kết với các sợi vải.
Mặc dù được làm từ chất liệu đặc biệt, nhưng chiếc áo Silic không tạo cảm giác khác biệt cho người mặc so với những chiếc áo bình thường, Aamir Patel, một sinh viên ở San Francisco, tác giả chiếc áo, cho biết.
Khi thiết kế chiếc áo đầu tiên, Patel chỉ phun hóa chất chống bẩn lên chiếc áo, nhưng anh nhận ra nó sẽ mất tác dụng chỉ sau một lần giặt. Sau nhiều lần thử nghiệm không thành công, Patel đã tạo ra loại sợi vải chống bẩn, không những kéo dài thời gian sử dụng chiếc áo, mà còn không gây kích ứng da.
Theo Patel, các phân tử lỏng sẽ không thể tiếp xúc với sợi vải, mà biến thành dạng hình cầu 150 độ và trôi xuống, thay vì bám lên áo, nhờ đó chiếc áo sẽ không bị dính bẩn.
Áo Silic có thể sử dụng sau 80 lần giặt, tương đương với khoảng hai năm sử dụng. Tuy nhiên để đảm bảo độ bền của chiếc áo, Patel cho biết người sử dụng không nên dùng nước xả vải, nước tẩy trắng hoặc giặt chung với những loại quần áo có màu. Sau mỗi lần giặt, chiếc áo cần được sấy khô ở mức nhiệt thấp để kích hoạt công dụng chống bẩn.
Chiếc áo không bẩn dự kiến được bán từ tháng 5 năm tới, với mức giá khoảng 50 USD và có hai màu đen, trắng.
Nguồn : VnExpress

Bank of America thu lợi nhuận khổng lồ trong quý 4/2013

Chi nhánh của Bank of America tại Quảng trường Thời đại ở New York. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngân hàng thương mại lớn thứ hai của Mỹ, Bank of America, vừa thông báo trong ba tháng cuối cùng của năm 2013 họ thu được khoản lợi nhuận khổng lồ.

Đây là bằng chứng rõ ràng nhất khẳng định Bank of America đã thoát hẳn ra khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Thông báo trên cho biết, trong quý cuối cùng của năm 2013, Bank of America đã thu về khoản lãi 3,44 tỷ USD, tăng gần năm lần so với mức lợi nhuận 732 triệu USD cùng kỳ năm 2012, giúp mỗi cổ phiếu của ngân hàng này tăng thêm 0,29 USD.

Doanh thu của ngân hàng này trong quý Tư đạt 22,32 tỷ USD so với 19,6 tỷ USD của quý 3/2013 và cao hơn cả mức dự kiến 21,2 tỷ USD của các chuyên gia.

Giám đốc phụ trách tài chính của ngân hàng Bruce Thompson cho biết khoản lãi lớn trên đây đạt được là do kết quả hoạt động hiệu quả hơn trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó dịch vụ khách hàng tiêu dùng và dịch vụ ngân hàng toàn cầu đều đạt mức cao nhất kể từ năm 2011.

Các khoản lỗ liên quan tới thế chấp tiếp tục giảm mạnh, chỉ ở mức 1,1 tỷ USD so với 3,7 tỷ USD cùng kỳ năm 2012.

Bank of America đã trải qua một thời kỳ đầy khó khăn do sự đổ vỡ của các khoản vay thế chấp dưới chuẩn.

Năm 2008, Bank of America mua lại ngân hàng Countrywide Financial Corp, nhưng ngay sau đó cuộc khủng hoảng nhà đất bùng phát đẩy nước Mỹ vào cuộc đại suy thoái.

Cuộc khủng hoảng tài chính này đã làm cho Bank of America bị thiệt hại hơn 45 tỷ USD từ các khoản vay thế chấp dưới chuẩn và chi trả cho các vụ kiện./.

Nguồn : Vietnamplus

Mỹ thông qua dự luật ngân sách trị giá 1.100 tỷ USD

Cuộc chiến kéo dài suốt bốn năm qua xung quanh việc chi tiêu của Chính phủ liên bang Mỹ ngày 16/1 đã tạm thời kết thúc sau khi Thượng viện bỏ phiếu nhất trí thông qua dự luật chuẩn chi ngân sách tài khóa 2014. 

Đây là một bước tiến quan trọng, đúng ba tháng sau khi chính phủ liên bang phải đóng cửa trong 16 ngày đầu tháng Mười năm ngoái do tranh cãi về chính sách chi tiêu và cắt giảm thâm hụt ngân sách. 

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, kế hoạch chuẩn chi ngân sách 1.112 tỷ USD cho tài khóa 2014, bắt đầu thực thi từ ngày 1/10/2013, đã nhận được 72 phiếu ủng hộ và 26 Thượng nghị sỹ bỏ phiếu chống. 

Phát biểu với báo giới sau cuộc bỏ phiếu, Thượng nghị sỹ Dân chủ, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi ngân sách Thượng viện, Barbara Mikulski thừa nhận mặc dù thông qua muộn hơn so với Hạ viện nhưng các thượng nghị sỹ đã hoàn tất công việc. 

Trước đó, ngày 15/1, với 359 phiếu thuận và 67 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch chuẩn chi ngân sách chi tiết cho các bộ ngành trong tài khóa 2014, trên cơ sở thỏa thuận đã đạt được trong tháng 12/2013. 

Theo đó, lưỡng viện Quốc hội nhất trí về trần chi tiêu ngân sách cho hai tài khóa 2014 và 2015, đều ở trên 1.000 tỷ USD.

Dự luật được lưỡng viện Quốc hội thông qua này ngay lập tức đã được chuyển lên Nhà Trắng để Tổng thống Barack Obama ký đưa vào thực hiện. 

Dự luật trên sẽ dành 491,8 tỷ USD cho các bộ ngành và 520,5 tỷ USD cho quốc phòng. 

Dự luật bao gồm cả một số ưu tiên của các nghị sỹ đảng Dân chủ như tăng 1 tỷ USD cho chương trình giáo dục tiền học đường cho trẻ em nghèo, 85,2 tỷ USD cho cuộc chiến Afghanistan, giảm 2 tỷ USD do rút bớt quân, nhưng không tăng ngân sách cho các dự án đường sắt cao tốc mà Nhà Trắng đề xuất.

Riêng ngân sách của Bộ Y tế bị cắt giảm 1 tỷ USD để chi cho chương trình ObamaCare.

Kế hoạch chuẩn chi ngân sách cho các bộ ngành trong tài khóa 2014 là văn bản thỏa hiệp chính trị giữa các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa nắm đa số tại Hạ viện và đảng Dân chủ giữ quyền kiểm soát tại Thượng viện.

Kế hoạch này bao gồm cả khoản tiền chi cho việc thực thi ObamaCare mà trước đó các nghị sỹ đảng Cộng hòa kiên quyết ngăn chặn, đồng thời loại bỏ nguy cơ ngân sách liên bang bị tự động cắt giảm như đã từng xảy ra trong tài khóa 2013./. 

Nguồn : VietnamPlus

Vốn ngoại đang "tấn công" núi băng BĐS

Trong khi thị trường địa ốc còn đầy khó khăn thì các tập đoàn quốc tế vẫn theo nhau rót vốn vào dự án căn hộ, mua lại tòa nhà, phát triển các khu đô thị tại Việt Nam.

Ngày 14/1, hãng Bloomberg đưa tin Rose Rock - công ty đầu tư của gia đình tài phiệt dầu mỏ Rockefeller sẽ rót 2,5 tỷ USD vào một dự án chung cư, khách sạn tại Tuy Hòa, Phú Yên. Tọa lạc ở Vịnh Vũng Rô, dự án có 350 bến đỗ, khách sạn hơn 760 phòng, 4.300 căn hộ, 100 nhà liền kề và cửa hàng bán lẻ.
Chủ tịch Rose Rock, Collin Eckles cho biết doanh nghiệp kỳ vọng dự án sẽ trở thành điểm đến ưa thích trong khu vực châu Á Thái Bình Dương của khách du lịch và những cư dân muốn có phong cách sống hiện đại.
Trước đó ba tuần, Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) và các công ty con đã thực hiện thương vụ mua lại cao ốc văn phòng Gemadept Tower (Lê Thánh Tôn, quận 1, TP HCM). Công ty TNHH Xúc tiến Thương mại Hàng Hải (Marproco), đơn vị sở hữu và khai thác tòa nhà Gemadept Tower, do Công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển (Gemadept) sở hữu 100% vốn đã chuyển nhượng 85% vốn góp cho CJ.
Cuối tháng 11/2013, Công ty Becamex Tokyu (liên doanh giữa tỉnh Bình Dương và Nhật) công bố khu thương mại của khu đô thị Tokyu Binh Duong Garden City để mời gọi các nhà bán lẻ vào dự án tỷ đô này. Hai khu bán lẻ của Sora Garden đang xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào nửa cuối năm 2014. Đây là dự án thành phần của khu đô thị nằm trong thành phố mới Bình Dương.
                                    Nhà đầu tư Nhật đang từng bước hiện thực hóa dự án khu đô thị 2 tỷ USD tại Bình Dương.
Tổng giám đốc Công ty Becamex Tokyu, ông Nakata Yasuyuki cho biết: "Hiện tại thị trường địa ốc vẫn còn khó khăn nhưng chúng tôi đầu tư dài hạn nên vẫn từng bước rót vốn vào Việt Nam. Tokyu đang thăm dò thị trường cho các giai đoạn sau của cả khu đô thị 1,2 tỷ USD trong tương lai".
CEO Becamex Tokyu cho hay, doanh nghiệp tin vào khả năng phục hồi của bất động sản Việt Nam sau giai đoạn khủng hoảng nên từng bước rót vốn đầu tư khu đô thị tỷ đô giáp ranh TP HCM tại Bình Dương.
Với nhà đầu tư Singapore, Keppel Land là gương mặt nổi bật nhất. Đơn vị này đã có 18 dự án bất động sản tại Việt Nam, vốn đăng ký gần 2 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực nhà ở, căn hộ cao cấp.
Tại TP HCM, Keppel có dự án Riviera Point (quận 7) đang xây dựng, cao ốc phức hợp Saigon Center (quận 1) thi công giai đoạn 2, khu căn hộ cao cấp Estella (quận 2)... Ngoài ra doanh nghiệp này đang lên kế hoạch cho dự án Saigon Sports City, Saigon Golf Country Club & Residences và Khu liên hợp Thể thao Rạch Chiếc trong vài năm tới.
Ở khu vực miền Trung, một số nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu lộ diện. Báo cáo mới nhất của CBRE cho biết, các nhà đầu tư Hong Kong, Trung Quốc đang ngấp nghé nhiều dự án nghỉ dưỡng kèm theo loại hình kinh doanh giải trí ở Đà Nẵng.
Theo các chuyên gia, những cao ốc đã, đang hoặc sắp đi vào hoạt động và có khả năng tạo ra
dòng tiền nhanh được khối ngoại quan tâm nhiều nhất
Giám đốc Bộ phận Đầu tư Công ty Savills Việt Nam, Sử Ngọc Khương nhận xét, năm 2013 thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến khá nhiều giao dịch M&A của khối ngoại, trong đó nhà đầu tư châu Á nổi trội nhất. Hồi tháng 11/2013, Savills Hàn Quốc đã nhận được sự quan tâm của nhiều gương mặt mới đến từ xứ sở kim chi và nhóm nhà đầu tư Trung Đông.
Theo ông Khương, sở dĩ bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư châu Á vì thị trường địa ốc Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, khoảng cách gần (chỉ một giờ bay) và tương đồng văn hóa. Gu đầu tư của khối ngoại là tập trung vào những tài sản đã, đang hoặc có khả năng tạo ra dòng tiền: cao ốc đang hoạt động hoặc căn hộ cho thuê. Khối ngoại không chuộng các dự án chưa xong pháp lý mà ưa chuộng chuyển nhượng lại dự án để rút ngắn thời gian đầu tư.
Chuyên gia này dự báo nhiều khả năng khối ngoại sẽ đổ vào thị trường Việt Nam nhiều hơn trong năm 2014 do các động thái nới room ngoại, luật đất đai mới thông qua tăng tính minh bạch cho nhà đầu tư nước ngoài cũng như dự thảo về quyền sở hữu của người nước ngoài đối với bất động sản. "Tác động tích cực trước mắt là cú hích tâm lý nhưng về lâu dài đây là chiến lược mở rộng sân chơi lớn hơn cho bất động sản, tăng cơ hội huy động vốn FDI", ông Khương nhận định.
Cùng qua điểm này, Tổng giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, Marc Townsend cũng tin rằng các nhà đầu tư nước ngoài mới sẽ có nhiều chuyển động tại thị trường bất động sản Việt Nam năm 2014.
Ông Marc Townsend cho hay, nhà đầu tư Malaysia, Hàn Quốc, Singapore đã bám trụ thị trường khá lâu và từng bước thực hiện các dự án mà họ có lợi thế về quỹ đất. Tuy nhiên nhiều gương mặt mới đến từ Nhật, Nga, Trung Quốc cũng đang có xu hướng nổi lên. "Họ phải nhìn thấy tương lai của thị trường mới có động thái này", ông nói.
Chuyên gia này phân tích, nếu trước đây khối ngoại đến Việt Nam luôn bước cả hai chân vào thị trường này thì hiện nay các nhà đầu tư mới tỏ ra thận trọng hơn. Họ chỉ bước từng bước một và có tầm nhìn cũng như kế hoạch dài hơi hơn. "Với những chính sách mới hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, về lâu dài sóng FDI đổ vào bất động sản sẽ có xu hướng mạnh dần", lãnh đạo CBRE Việt Nam nhấn mạnh.
(Theo Vnexpress) 

Gói hỗ trợ 30.000 tỷ: Chỉ cho vay 50% giá căn hộ

Trung bình mỗi người đi vay mua nhà thu nhập thấp được ngân hàng cam kết cho vay 362 triệu đồng. Số tiền này tương đương khoảng 40-50% giá trị căn hộ theo giá hiện nay.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2013, các ngân hàng đã cam kết cho vay đối với 1.789 khách hàng bao gồm cả người đi vay mua nhà ở và các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, với tổng số tiền 1.881,4 tỉ đồng. Trong đó, đã giải ngân cho 1.765 khách hàng với tổng dư nợ 758,7 tỉ đồng, tăng 61% so với cuối tháng 11/2013.
Cụ thể, đối với người vay mua nhà, các ngân hàng đã cam kết cho 1.777 khách hàng cá nhân vay với tổng số tiền 643 tỉ đồng. Trong đó, đã giải ngân cho 1.759 khách hàng với dư nợ 424,7 tỉ đồng.
Như vậy, trung bình mỗi khách vay mua nhà vay được 362 triệu đồng cho mỗi căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội.
Nếu tính mức giá thấp nhất đối với mỗi căn hộ nhà ở xã hội là 400 triệu đồng và mức cao nhất là khoảng 1 tỷ đồng, thì mức ngân hàng cho vay đối với người mua nhà gói lãi suất 5% đang ở mức 50% giá trị căn hộ.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: cam kết cho 540 khách hàng vay với số tiền 163,6 tỉ đồng, đã giải ngân cho 540 khách hàng với dư nợ 114,9 tỉ đồng; trug bình mỗi khách hàng vay được 300 triệu đồng mua căn hộ dành cho người thu nhập thấp.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam: cam kết cho 488 khách hàng vay với số tiền 193,9 tỉ đồng, đã giải ngân cho 488 khách hàng với dư nợ 128 tỉ đồng; trung bình mỗi khách hàng vay được 397 triệu đồng mua căn hộ.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: cam kết cho 539 khách hàng vay với số tiền 224,2 tỉ đồng, đã giải ngân cho 539 khách hàng với dư nợ 146,5 tỉ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: cam kết cho 142 khách hàng vay với số tiền 41,9 tỉ đồng, đã giải ngân cho 142 khách hàng với dư nợ 29,1 tỉ đồng.
Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long: cam kết cho 68 khách hàng vay với số tiền 19,5 tỉ đồng, đã giải ngân cho 50 khách hàng với dư nợ 6,2 tỉ đồng.
Đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, tính đến ngày 31/12/2013, NHNN đã xác nhận đăng ký của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được ký hợp đồng tín dụng với 12 doanh nghiệp với tổng số tiền cam kết 1.238 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 13,8% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở dành cho doanh nghiệp. Trong đó, đã giải ngân cho 6 doanh nghiệp (7 dự án) với số tiền là 333,9 tỉ đồng.
Theo quyết định của NHNN, lãi suất đối với gói vay ưu đãi 30.000 tỷ áp dụng trong năm 2014 giảm 1%, về mức 5%/năm. Tốc độ giải ngân gói vay này cũng có cải thiện chút ít sau khi có quá nhiều ca thán về các rào cản của ngân hàng đối với người đi vay.
(Theo Infonet)

2013 - Đầu tư bất động sản Trung và Đông Âu tăng 31%

Theo CBRE, tổng đầu tư bất động sản thương mại tại Trung và Đông Âu đạt 10 tỉ EUR trong năm 2013, trở thành năm có lượng đầu tư lớn thứ hai tại khu vực này kể từ 2008.

Cùng với những kết quả tích cực của thị trường vào giai đoạn cuối năm, đầu tư vào Trung và Đông Âu trong cả năm 2013 đã tăng thêm 31% so với năm trước đó.  
"2013 đã chứng tỏ là một trong những năm có hoạt động đầu tư bất động sản thương mại mạnh mẽ nhất của khu vực Trung và Đông Âu (CEE) kể từ khi diễn ra khủng hoảng tài chính”, Mike Atwell, trưởng bộ phận thị trường vốn khu vực CEE của CBRE cho biết. "Từ góc nhìn của các nhà đầu tư đa quốc gia, Ba Lan tiếp tục đóng vai trò là thị trường năng động nhất trong khu vực và luôn nằm ở vị trí cao trong các hạng mục của nhà đầu tư."
Chiếm phần lớn trong tổng đầu tư vào CEE năm 2013 vừa qua chính là Nga và Ba Lan, với xấp xỉ 80% lượng đầu tư phân khúc bất động sản thương mại
Báo cáo của CBRE cho thấy, đầu tư vào thị trường Nga trong năm 2013 đạt 5,2 tỉ EUR, tăng thêm 40% so với năm 2012 trước đó. Còn ở Ba Lan, con số này vượt quá kỳ vọng với mức tăng 10%/năm, chạm mức 2,97 tỉ EUR. Tại Cộng hoà Czech, tổng mức tăng đầu tư cũng đạt mức kỷ lục 68% so với năm trước.  
Một xu hướng mới xuất hiện đang trở nên ngày càng rõ nét tại CEE là sự gia tăng của các hoạt động đầu tư bất động sản thương mại tại những quốc gia hầu như chưa từng được nhắc đến trước đây trong phân khúc này. Có thể kể đến Romania với  mức đầu tư 229 triệu EUR hay Hungary với  mức  đầu tư 225 triệu EUR.
Tương tự như những năm trước, góp phần lớn vào tổng lượng đầu tư khu vực CEE là các thương vụ bất động sản lớn như Silesia City Centre của Allianz / ECE, Galeria Kazimierz của Invesco, và Charter Hall của Tristan. Đây là một xu hướng mà CBRE cho rằng sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2014 này.  
"Các biện pháp nghiêm ngặt được áp dụng trong những năm gần đây tại CEE đến nay đã mang lại một triển vọng tốt đẹp hơn trong thời gian tới. Trong khi sự bất ổn chính trị có thể vẫn dẫn đến những vấn đề ngắn hạn cần lưu tâm tại một vài thị trường ngoại biên, thì nhìn chung, nhiều nhà đầu tư hiện vẫn đang bày tỏ quan điểm lạc quan và niềm tin ổn định với những giá trị hiện hữu của thị trường CEE." Jos Tromp, trưởng ban nghiên cứu và tư vấn khu vực CEE của CBRE nhận xét. 

Malaysia đứng thứ 6 về môi trường đầu tư ở châu Á

36,7% số người được hỏi tin rằng môi trường đầu tư của Malaysia đang được cải thiện.

Nghiên cứu mới nhất của tổ chức Economist Corporate Network đã xếp Malaysia là điểm đến đầu tư thứ sáu ở châu Á, và cũng ở vị trí thứ sáu tại châu lục này về lĩnh vực cải thiện môi trường đầu tư.

Theo Khảo sát Triển vọng Kinh doanh châu Á 2014 (ABOS) của Economist Corporate Network - dịch vụ tư vấn kinh doanh của The Economist Group, hơn 34% số người được hỏi có kế hoạch tăng đầu tư của họ tại Malaysia trong năm nay, trong khi 43% có kế hoạch duy trì mức hiện tại. Chỉ có 2,6% số người được hỏi có ý định giảm đầu tư trong năm 2014, trong khi hơn 20% không có kế hoạch đầu tư vào nước này.

Cuộc khảo sát, được thực hiện với 334 khách hàng của Economist Corporate Network trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã xếp Trung Quốc là điểm đến đầu tư hàng đầu ở châu Á, với 68,7% số người được hỏi có kế hoạch đầu tư nhiều hơn tại Trung Quốc, tiếp theo là Indonesia với 52,6%; thứ ba là Ấn Độ (45,8%); Myanmar (38,7%) và Thái Lan đứng thứ năm với 35%.

Về đánh giá môi trường đầu tư, ABOS xếp Malaysia ở vị trí thứ sáu trong khu vực, trong đó 36,7% số người được hỏi tin rằng môi trường đầu tư của Malaysia đang được cải thiện, 55,9% cảm thấy tình trạng này vẫn giữ nguyên và 7,3% xem môi trường đầu tư ở nước này dường như xấu đi.

Myanmar đứng đầu danh sách với 76,7% giám đốc điều hành hàng đầu được khảo sát nói rằng môi trường đầu tư nước này được cải thiện, tiếp theo là Philippines (49,1%), Trung Quốc (46,3%), Indonesia (39,6%) và Việt Nam (38,1%).

Cuộc khảo sát cũng cho thấy các công ty dự đoán doanh thu sẽ tăng nhanh hơn so với lực lượng lao động của họ vào năm 2014 và các công ty toàn cầu cam kết đội ngũ lãnh đạo của họ sẽ đến châu Á nhiều hơn bao giờ hết.

Theo ABOS, cuộc chiến tìm kiếm tài năng đang nóng lên một lần nữa và các hoạt động ở châu Á đang được tổ chức lại, nơi mà Trung Quốc lớn mạnh hơn đang trở thành một đơn vị độc lập với nhiều tác động đối với các trung tâm quản lý chủ chốt trong khu vực./.

Nguồn Vietnamplus

BOJ kiên trì mục tiêu thoát giảm phát trong tài khóa 2015

Tại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày kể từ ngày 21/1, Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) dự kiến sẽ tiếp tục kiên trì mục tiêu thoát khỏi giảm phát trong tài khóa 2015 giữa bối cảnh BOJ tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục phục hồi kể cả sau khi thuế tiêu dùng tăng trong tháng 4/2014 tới.

Tại cuộc họp này, ngân hàng trung ương sẽ xem xét triển vọng kinh tế nửa năm ban hành vào tháng 10/2014 theo đó xác định chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi không bao gồm thực phẩm tươi tăng 1,9% trong tài khoá 2015.

BOJ có thể sẽ quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng áp dụng hồi tháng 4/2013 nhưng cũng lưu ý rằng BOJ sẽ cân nhắc đến các biện pháp bổ sung trong trường hợp nền kinh tế vẫn chưa thực sự hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, có một số thành viên trong ban chính sách BOJ và các quan chức khác cho rằng ngân hàng trung ương cần trách việc nới lỏng quá mức có thể, đồng thời cảnh báo rằng sự thay đổi quan điểm hiện nay về việc không từng bước tiến hành các biện pháp cần thiết có thể sẽ gây ra xáo trộn trên các thị trường tài chính.

BOJ được cho là sẽ duy trì đánh giá rằng nền kinh tế trong nước “đang hồi phục một cách ổn định” nhờ nhu cầu nội địa dồi dào.

Trong một báo cáo về kinh tế vùng hôm 16/1, BOJ đã sử dụng cụm từ “phục hồi” cho tất cả chín khu vực ở Nhật Bản nhờ mức chi tiêu vững chắc của người dân trước thời điểm tăng thuế vào tháng 4/2013 cũng như sự gia tăng lượng việc làm và thu nhập.

Về cơ bản, BOJ sẽ duy trì triển vọng về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội 2,7% cho năm tài khoá 2013, tính đến tháng 3/2014, và 1,5% trong hai tài khoá 2014 và 2015.

Về giá cả, BOJ có thể sẽ tiếp tục duy trì ước tính về mức tăng 0,7% chỉ số giá tiêu dùng cho năm 2013 và 1,3% cho tài khoá 2014, loại trừ tác động của việc tăng thuế suất 3%./. 
Nguồn Vietnamplus

CK Mirae Asset: Năm 2013 lỗ nhưng vẫn có tháng lương thứ 13 cho nhân viên

Doanh thu năm 2013 của công ty chỉ được 29,4 tỷ - giảm 36% so với năm 2012. Các chi phí giảm không đáng kể, khiến cho Mirae Asset lỗ 14,4 tỷ.

CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Namđã công bố Báo cáo tài chính quý IV/2013.
Theo đó, mặc dù kết quả kinh doanh năm nay không khả quan nhưng công ty vẫn có tháng lương thứ 13 cho nhân viên như năm trước.
Doanh thu quý IV/2013 chỉ đạt 6,5 tỷ - giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, khả quan nhất là hoạt động môi giới với gần 1,1 tỷ doanh thu – tăng 42,6%. Tuy nhiên, hoạt động tư vấn trong quý này đã bất động còn hoạt động kinh doanh nguồn, do lãi suất huy động giảm mạnh nên doanh thu cũng chỉ còn 5,5 tỷ - giảm 10,3% so với quý IV/2012.
Chi phí hoạt động kinh doanh cũng được cắt giảm 18% nhưng tổng các chi phí hoạt động, chi phí quản lý cũng đã vượt quá doanh thu khiến cho công ty tiếp tục rơi vào cảnh thua lỗ.
Quý IV/2013, Mirae Asset lỗ 3,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ công ty chỉ lỗ 334 triệu đồng.
Kết quả cả năm cũng không khả quan hơn. Tất cả các hoạt động đều sụt giảm doanh thu trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguồn – hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất – giảm 25,3%. Doanh thu môi giới giảm 42,9% còn doanh thu từ tư vấn chỉ vỏn vẹn 50 triệu. Bởi vậy, tổng doanh thu cả năm 2013 của công ty chỉ được 29,4 tỷ - giảm 36% so với năm 2012.
Trong khi đó, các chi phí giảm không đáng kể, khiến cho Mirae Asset lỗ 14,4 tỷ năm 2013.
Có thể thấy trong năm nay, công ty vẫn rất dè dặt trong việc giải ngân vào thị trường mà tâp trung vào hoạt động kinh doanh vốn. Tại thời điểm cuối năm, công ty đang có 120 tỷ gửi tiết kiệm ngân hàng với thời hạn trên 3 tháng trong khi đầu năm khoản mục này chỉ có 57,6 tỷ đồng.


Nguồn CafeF

Vì sao khối ngoại đổ tiền ồ ạt vào TTCK Việt Nam tuần qua

Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào đột biến tuần này mà cả các nhà đầu tư lớn, các quỹ đầu tư nội cũng tham gia mạnh.

Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài là tâm điểm của thị trường tuần qua (13-17/1/2014). Mới tính riêng khớp lệnh mà mức mua vào đã trên 1.300 tỷ, vào ròng khoảng 841 tỷ đồng. Con số này theo thống kê là rất đột biến.

Nhà báo Nguyễn Hoàng (VnEconomy): Theo các chuyên gia cường độ vốn tập trung cao như vậy có nguyên nhân nào khác ngoài chuyện Premium đang chênh lệch lớn, chẳng hạn 7,41% theo số liệu tính đến 16/1 của quỹ VNM ETF?

Ông Trần Hữu Phúc (phụ trách Phòng môi giới tại Hội sở chính Công ty Chứng khoán VCBS)

Mức chênh lệch 7,4% giữa thị giá và NAV (giá trị tài sản ròng) của quỹ Market Vector ETF cho thấy việc huy động dòng tiền mới của nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam trong thời gian tới là hoàn toàn khả thi.

Bên cạnh lý do hoàn toàn về mặt kỹ thuật này còn là việc các chỉ tiêu vĩ mô Việt Nam đang dần dần được cải thiện cùng với kết quả kinh doanh quý 4 của các doanh nghiệp đầu ngành có bước đột phá hơn dự báo ban đầu, và dẫn tới P/E dự phóng cho năm tới của các doanh nghiệp Việt Nam trong danh mục ETF có sự hấp dẫn đáng kể, nếu so với mặt bằng các cổ phiếu blue-chips của các nước trong khu vực.

Ông Nguyễn Hữu Việt (Giám đốc nghiên cứu và Phân tích, Công ty Chứng khoán IRS)

Tôi cho rằng chuyện Premium chênh lệch 7.41% là một cơ sở để phán đoán rằng các ETF đang vào chu kỳ giải ngân mạnh.

Cụ thể hơn, theo quan sát và thống kê của chúng tôi, mỗi khi tỷ lệ Premium lên mức trên 2%, ETF này thường sẽ mua ròng trên thị trường Việt Nam sau đó, và mức trên 3% thường xuất hiện trong các đợt giải ngân liên tục, kéo dài từ 3-4 tuần.

Tuy nhiên, con số Premium kể trên cũng chỉ là bề nổi, mang ý nghĩa thống kê để thấy hiện tượng nhiều hơn.

Về bản chất, vốn ngoại không chỉ đến từ ETF, cổ phiếu GAS không hề có trong danh mục của hai quỹ ETF lớn nhất Việt Nam hiện nay, nhưng đây là cổ phiếu được mua nhiều nhất về mặt giá trị trong tuần qua.

Ở đây, một lần nữa chúng tôi nhắc lại tính chu kỳ, vốn ngoại - trong đó có các ETF - đang một lần nữa được đẩy mạnh vào thị trường trong tháng đầu năm.

Ông Lê Đức Khánh (Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư tại Công ty Chứng khoán MSBS)

Có thể thấy rằng không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào đột biến tuần này mà cả các nhà đầu tư lớn, các quỹ đầu tư nội cũng tham gia mạnh.

Rõ ràng, chỉ có những nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp mới chỉ giao dịch những cổ phiếu hàng đầu, và khi những "big-boys" tham gia vào những cổ phiếu lớn, sự đồng thuận tăng theo dẫn đến việc tăng giá mạnh đột biến ở nhiều cổ phiếu blue-chips.

Bà Hồ Huyền (Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán VNDS)

Theo tôi, VNM ETF đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động giải ngân lần này.

Hiện tượng này đã xảy ra vào năm ngoái, khi tính riêng trong quý 1/2013, quỹ VNM ETF đã tăng thêm 5.25 triệu chứng chỉ quỹ (khoảng 100 triệu USD) khiến chỉ số VN-Index đã tăng gần như liên tục trong 1 tháng từ 413,73 điểm lên 491,04 điểm.

Đã có những thời điểm phiên giao dịch nào VNM cũng tăng thêm chứng chỉ quỹ như giai đoạn 3/1/2013 đến 8/2/2013 (26 phiên liên tiếp) và từ 19/2/2013 đến 27/3/2013 (27 phiên liên tiếp).

Ở một khía cạnh khác, nhiều tổ chức trên thế giới cho rằng năm 2013 - 2014 thì “small is beautiful” nên Việt Nam có thể sẽ là một penny hấp dẫn với thế giới.

Xu hướng này bắt đầu ở Việt Nam với hoạt động của Mutual Fund Elite. Trong tuần này, Mutual Fund Elite trở thành cổ đông lớn của VND, trước đó là BIC, trước nữa là TTF, DQC, EBS, DVP... Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 Mutual Fund Elite giải ngân 900 tỷ để mua trên 5% hàng chục doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, và sẵn sàng nâng số doanh nghiệp đầu tư lên 50 trong năm nay.

Có thể những quỹ tương tự như Mutual Fund Elite cũng đóng góp đáng kể vào hoạt động khối ngoại trong tuần này.

Ông Phạm Tiến Dũng (Trưởng bộ phân nghiên cứu thị trường của Công ty Chứng khoán BVSC)

Tôi cho rằng, việc giải ngân mạnh của khối ngoại kể từ đầu năm 2014 đang phản ánh kỳ vọng vào diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán.

Giai đoạn vừa qua, dòng vốn ngoại đã giải ngân tại nhiều cổ phiếu nằm ngoài danh mục các quỹ ETF, giải ngân không theo tỷ lệ trong cơ cấu danh mục ETF, do vậy rất có thể đã xuất hiện thêm quỹ mới đang thực hiện giải ngân.
Nguồn CafeF

Xu thế dòng tiền: Ai đứng sau cao trào tuần qua?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một tuần giao dịch choáng ngợp, cả về thanh khoản lẫn biến động giá!


Các chuyên gia trong cuộc tọa đàm hàng tuần “Xu thế dòng tiền” của VnEconomy đều chung một nhận định: sự chuyển dịch của dòng tiền tuần qua thể hiện chu kỳ vận động mạnh lên của dòng tiền lớn.
Đặc biệt, dòng vốn ngoại đang cho thấy những dấu hiệu của những tổ chức đầu tư mới, bên cạnh những quỹ chỉ số quen thuộc.
Tiền lớn vào cuộc
Tuần này thị trường thể hiện sự dịch chuyển dòng vốn khá rõ ràng từ những cổ phiếu đầu cơ như FLC, PVX, HQC… sang các cổ phiếu cơ bản, vốn hóa trung bình và lớn. Ngay cả giữa hai sàn cũng có sự dịch chuyển về dòng tiền. Sự dịch chuyển này không phải tuần này mới có, nhưng rất có thể tuần này là cao trào. Theo anh chị, tại sao lại có sự dịch chuyển rõ nét như vậy, nếu chỉ là kỳ vọng về kết quả kinh doanh?
Bản chất của thị trường vẫn là sự dịch chuyển dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu và phân hóa tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, để đẩy lên được thành cao trào như tuần vừa rồi, theo tôi, dòng tiền đó không phải là dòng tiền lướt sóng thuần túy, mà mang màu sắc dòng tiền lớn của các quỹ, các tổ chức nhiều hơn.
Như vậy cũng đồng nghĩa với việc, các cổ phiếu blue-chips tăng điểm không có sự tham gia nhiều của các nhà đầu tư nhỏ lẻ với kỳ vọng lướt sóng mùa công bố kết quả kinh doanh.
Trong các năm gần đây giai đoạn cuối và đầu năm mới thông thường xuất hiện sóng của nhóm cổ phiếu cơ bản vốn hóa lớn. Năm nay cũng không phải là ngoại lệ, nếu nhà đầu tư quan sát diễn biến động thái giải ngân tích cực của khối ngoại và của các nhà đầu tư lớn trong tuần vừa qua.
Lý do của hiện tượng này có thể giải thích bằng việc những cổ phiếu đầu ngành vẫn thu hút dòng tiền đầu tư, bởi các yếu tố như kết quả kinh doanh tốt của năm cũ, kế hoạch kinh doanh dự kiến năm mới, hoặc kế hoạch trả cổ tức các công ty tốt hay rơi vào trung tuần tháng cuối của quý 1 và đầu quý 2...
Tóm lại, những tháng đầu năm luôn thuận lợi cho các cổ phiếu cơ bản và các nhà đầu tư cũng đã nhạy bén thay đổi chiến lược trading cho phù hợp với xu thế của thị trường.
Tôi cho rằng sự kỳ vọng về kinh doanh là có, nhưng không phải tất cả.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ chu kỳ của dòng tiền. HPG, PVS, GAS… đi lên đương nhiên do kỳ vọng vào tăng trưởng cơ bản của doanh nghiệp, nhưng lý do đó sẽ không giải thích được hiện tượng BVH, MSN, hay cả STB được mua mạnh vào các phiên cuối tuần.
Trở lại với ý “chu kỳ của dòng tiền”, ở đây, tôi muốn đề cập đến chu kỳ giải ngân mạnh mẽ vào tháng đầu năm của khối ngoại.
Các năm gần đây, mà nổi bật nhất là 2012, 2013, VN-Index đều mở đầu với một đợt tăng rất nhanh với độ rộng khoảng 30%, trong đó động lực chính là vốn ngoại.
Theo quan sát của tôi, tuần vừa qua dòng tiền chảy mạnh vào các cổ phiếu đã kín “room”, các cổ phiếu blue-chips vốn hóa lớn.
Sự dịch chuyển này một mặt phản ánh kỳ vọng của nhà đầu cơ trong nước đối với chính sách mới liên quan tới giới hạn sở hữu dành cho khối ngoại, mặt khác nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tăng phần nào phản ánh áp lực giải ngân của khối ngoại.
Kỳ vọng kết quả kinh doanh chưa phải là nhân tố chính định hướng dòng tiền trong tuần qua.
Dòng tiền đã dịch chuyển từ các cổ phiếu đầu cơ sang các cổ phiếu cơ bản có kết quả kinh doanh quý 4/2013 đạt kết quả tốt như GAS, HPG, VNM. Sự dịch chuyển dòng tiền rõ nét như vậy đã giúp cho chỉ số tăng khoảng 10% trong vòng hai tuần từ mức 505 điểm lên gần 550 điểm.
Nhìn lại bước nhảy vọt là điểm số trong thời gian ngắn cách đây một năm, khi chỉ số tăng một mạch từ 400 điểm lên 460 điểm, chúng ta có thể thấy lý do cũng không có điểm gì khác biệt.
Đó chính là dòng tiền mạnh xuất phát từ các quỹ nước ngoài, tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên sàn. Điển hình như GAS cũng đã tăng được hơn 10% so với giá cổ phiếu này cách đây khoảng 10 phiên giao dịch.
Thế lực mới đang xuất hiện?
Dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài là tâm điểm của thị trường tuần này. Mới tính riêng khớp lệnh mà mức mua vào đã trên 1.300 tỷ, vào ròng khoảng 841 tỷ đồng. Con số này theo thống kê là rất đột biến. Vậy theo anh chị, cường độ vốn tập trung cao như vậy có nguyên nhân nào khác ngoài chuyện Premium đang chênh lệch lớn, chẳng hạn 7,41% theo số liệu tính đến 16/1 của quỹ VNM ETF?
Mức chênh lệch 7,4% giữa thị giá và NAV (giá trị tài sản ròng) của quỹ Market Vector ETF cho thấy việc huy động dòng tiền mới của nhà đầu tư ngoại vào Việt Nam trong thời gian tới là hoàn toàn khả thi.
Bên cạnh lý do hoàn toàn về mặt kỹ thuật này còn là việc các chỉ tiêu vĩ mô Việt Nam đang dần dần được cải thiện cùng với kết quả kinh doanh quý 4 của các doanh nghiệp đầu ngành có bước đột phá hơn dự báo ban đầu, và dẫn tới P/E dự phóng cho năm tới của các doanh nghiệp Việt Nam trong danh mục ETF có sự hấp dẫn đáng kể, nếu so với mặt bằng các cổ phiếu blue-chips của các nước trong khu vực.
Tôi cho rằng chuyện Premium chênh lệch 7.41% là một cơ sở để phán đoán rằng các ETF đang vào chu kỳ giải ngân mạnh.
Cụ thể hơn, theo quan sát và thống kê của chúng tôi, mỗi khi tỷ lệ Premium lên mức trên 2%, ETF này thường sẽ mua ròng trên thị trường Việt Nam sau đó, và mức trên 3% thường xuất hiện trong các đợt giải ngân liên tục, kéo dài từ 3-4 tuần.
Tuy nhiên, con số Premium kể trên cũng chỉ là bề nổi, mang ý nghĩa thống kê để thấy hiện tượng nhiều hơn.
Về bản chất, vốn ngoại không chỉ đến từ ETF, cổ phiếu GAS không hề có trong danh mục của hai quỹ ETF lớn nhất Việt Nam hiện nay, nhưng đây là cổ phiếu được mua nhiều nhất về mặt giá trị trong tuần qua.
Ở đây, một lần nữa chúng tôi nhắc lại tính chu kỳ, vốn ngoại - trong đó có các ETF - đang một lần nữa được đẩy mạnh vào thị trường trong tháng đầu năm.
Có thể thấy rằng không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào đột biến tuần này mà cả các nhà đầu tư lớn, các quỹ đầu tư nội cũng tham gia mạnh.
Rõ ràng, chỉ có những nhà đầu tư lớn chuyên nghiệp mới chỉ giao dịch những cổ phiếu hàng đầu, và khi những "big-boys" tham gia vào những cổ phiếu lớn, sự đồng thuận tăng theo dẫn đến việc tăng giá mạnh đột biến ở nhiều cổ phiếu blue-chips.
Theo tôi, VNM ETF đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động giải ngân lần này.
Hiện tượng này đã xảy ra vào năm ngoái, khi tính riêng trong quý 1/2013, quỹ VNM ETF đã tăng thêm 5.25 triệu chứng chỉ quỹ (khoảng 100 triệu USD) khiến chỉ số VN-Index đã tăng gần như liên tục trong 1 tháng từ 413,73 điểm lên 491,04 điểm.
Đã có những thời điểm phiên giao dịch nào VNM cũng tăng thêm chứng chỉ quỹ như giai đoạn 3/1/2013 đến 8/2/2013 (26 phiên liên tiếp) và từ 19/2/2013 đến 27/3/2013 (27 phiên liên tiếp).
Ở một khía cạnh khác, nhiều tổ chức trên thế giới cho rằng năm 2013 - 2014 thì “small is beautiful” nên Việt Nam có thể sẽ là một penny hấp dẫn với thế giới.
Xu hướng này bắt đầu ở Việt Nam với hoạt động của Mutual Fund Elite. Trong tuần này, Mutual Fund Elite trở thành cổ đông lớn của VND, trước đó là BIC, trước nữa là TTF, DQC, EBS, DVP... Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 Mutual Fund Elite giải ngân 900 tỷ để mua trên 5% hàng chục doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, và sẵn sàng nâng số doanh nghiệp đầu tư lên 50 trong năm nay.
Có thể những quỹ tương tự như Mutual Fund Elite cũng đóng góp đáng kể vào hoạt động khối ngoại trong tuần này.
Tôi cho rằng, việc giải ngân mạnh của khối ngoại kể từ đầu năm 2014 đang phản ánh kỳ vọng vào diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán.
Giai đoạn vừa qua, dòng vốn ngoại đã giải ngân tại nhiều cổ phiếu nằm ngoài danh mục các quỹ ETF, giải ngân không theo tỷ lệ trong cơ cấu danh mục ETF, do vậy rất có thể đã xuất hiện thêm quỹ mới đang thực hiện giải ngân.
Phân bổ vốn: Né cổ phiếu đầu cơ
Tuần này nhà đầu tư thận trọng hẳn đứng ngồi không yên! Những người chọn sai mã cũng kém vui. Dự cảm của các anh chị cho tuần này là chính xác khi cho rằng xu thế tăng trưởng sẽ chiếm ưu thế. Vậy anh chị có thay đổi cơ cấu và tỉ trọng phân bổ danh mục hay không? Các cơ hội ngắn hạn được tận dụng như thế nào?
Tuần trước tôi đã sai, khi đánh giá thấp sức mạnh dòng tiền vào nhóm blue-chips. Trong tuần, tôi đã gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ở một số mã breakout khỏi vùng đi ngang một tháng qua, tuy nhiên tỷ lệ cổ phiếu vẫn chỉ ở 50%, hiệu quả cho thấy cũng chưa nhiều.
Tôi tiếp tục cho rằng chỉ cần thị trường chung không điều chỉnh quá mạnh, sự phân hóa vẫn sẽ tiếp diễn. Vì thế, chỉ giảm tỷ trọng khi thị trường xuất hiện giảm mạnh đột ngột.
Tôi vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào của sự điều chỉnh lớn có thể xảy ra, mặc dù đã có bước nhảy khá lớn về giá của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong một thời gian ngắn.
Cổ phiếu lớn đã có mặt bằng giá mới cao, cần có thời gian để ổn định, và dòng tiền có thể có sự chuyển dịch một phần sang các cổ phiếu có vốn hóa trung bình có kết quả kinh doanh khá tốt.
Tỷ lệ phân bổ danh mục cho blue-chips vẫn nên duy trì tối thiểu 70%, và chúng ta có thểgia tăng tỷ trọng danh mục lên các cổ phiếu có vốn hóa trung bình trong ngắn hạnđể đón dòng tiền xoay vần có thể hướng đến.
Tôi đã dự đoán rằng VN-Index trước sau gì cũng vượt và vươn tới các cứ điểm quan trọng 530 - 550 điểm trong quý 1/2014.
Tuy nhiên, việc chỉ số VN-Index tăng quá nhanh làm mọi nhà đầu tư đều bất ngờ, nhất là việc điều chỉnh khá vài phiên ở ngưỡng 530 điểm đã không xảy ra khi dòng tiền khối ngoại đã chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu blue-chips, khiến biên độ của VN-Index chạm sát ngưỡng 550 ở phiên cuối tuần.
Rõ ràng, việc tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đầu ngành tốt nhất đang có sức cầu mạnh, trong khi giảm tỷ lệ cổ phiếu ở những cổ phiếu yếu hoặc mua nhầm là điều cần thiết ở những phiên đầu tuần tới.
Việc chỉ nắm giữ 3-4 mã cổ phiếu tốt nhất trong danh mục, có thể là 2-3 mã blue-chips và 1 mã mid-cap tăng trưởng là hợp lý, và vẫn không nên nắm giữ cổ phiếu đầu cơ trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế bức tranh tổng thể thị trường không hoàn toàn là một màu sáng.
Ở một thống kê khác, tôi thấy bình quân số lượng cổ phiếu sinh lời sau ngày T+3 ở tuần vừa qua đã giảm mạnh so với tuần trước đó, VN-Index tăng tới hơn 10 điểm trong phiên cuối tuần, nhưng số mã cổ phiếu giảm điểm hoàn toàn áp đảo số mã tăng. Thị trường đã có sự chững lại về độ rộng.
Với góc nhìn như trên, tôi không có nhiều sự thay đổi về quan điểm so với tuần trước đó: tạm thời đóng trạng thái với cổ phiếu đầu cơ, duy trì một lượng hợp lý (khoảng 30%) nhóm cổ phiếu cơ bản và có thể tăng tỷ trọng ở nhóm này nếu tìm được điểm mua tốt.
Về các cơ hội ngắn hạn, tôi sẽ tìm điểm mua ngắn hạn để giải ngân-tăng tỷ trọng vào các cổ phiếu cơ bản đã vượt đỉnh nhiều năm như DPM, PVD, GAS…
Trong tuần tới, thị trường sẽ đối mặt với lực bán chốt lời, giảm tỷ lệ đòn bẩy từ phía nhà đầu tư trong nước, do vậy nhiều cổ phiếu tăng nóng giai doạn vừa qua sẽ có diễn biến không thuận lợi.
Tôi sẽ tiếp tục giảm tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt về mức 30:70.
Hiện tại dòng tiền đang tập trung chính ở các cổ phiếu vốn hóa lớn, các cổ phiếu có được sự quan tâm của dòng vốn ngoại nhưng việc mua đuổi sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, bởi chúng ta khó đoán biết được động thái của khối ngoại trong ngắn hạn.
Với vùng giá, diễn biến như hiện tại, tôi cho rằng việc tìm kiếm được lợi nhuận từ các cơ hội ngắn hạn là không dễ dàng.
Kịch bản nào cho tuần tới?
Sẽ là tương đối khó nếu phải đánh giá thị trường tuần tới dựa trên chỉ số, khi mà các cổ phiếu lớn đang tác động quá nhiều. Tuy nhiên liệu anh chị có dự cảm gì với nhóm blue-chips đang dẫn dắt thị trường trên HSX, đặc biệt với rổ VN30? Sự dịch chuyển của dòng tiền vào nhóm cổ phiếu này sẽ theo hướng nào?
Tôi nghiêng về kịch bản trung lập, vì sau khi các tổ chức giải ngân blue-chips xong sẽ có xu hướng nắm giữ, áp lực bán ra tạm thời sẽ không nhiều.
Vì vậy có thể nhóm này điều chỉnh không mạnh, có thể giữ nhịp đi ngang. Một số mã có thể tích cực khi tiếp tục được khối ngoại giải ngân.
Theo tôi nhóm vốn hóa lớn đặc biệt trong VN30 trong tuần tới có thể vẫn duy trì được mặt bằng giá cao mới, tuy nhiên đà tăng có thể phải chậm lại, để nhường chỗ có các dòng cổ phiếu có vốn hóa trung bình có tiềm năng tăng trưởng về giá tốt hơn.
Tuần tới tôi thiên về xu hướng thị trường sẽ điều chỉnh giảm.
Cụ thể là hai phiên giao dịch đầu tuần với đà tăng điểm của VN-Index sẽ tăng 7 - 8 điểm, tức là sẽ test lại mốc 550 - 552 một lần nữa trước khi điều chỉnh giảm ở những phiên cuối tuần khi các cổ phiếu blue-chips hết lực đỡ từ khối ngoại.
Tuần tới các cổ phiếu blue-chips vẫn thu hút được dòng tiền. Một số tăng điểm tiếp, một số điều chỉnh và VN-Index sẽ khó có sự đột biến mạnh như phiên cuối tuần qua.
Trong dự cảm của mình, tôi thấy rằng sau khi nhiều mã cổ phiếu blue-chips bật qua khỏi đỉnh trung-dài hạn của chúng, các cổ phiếu này sẽ gây rất nhiều bất ngờ và có thể có những diễn biến ngoài dự đoán, như đã từng diễn ra ở hai năm trước đó.
Áp lực điều chỉnh ngắn hạn là rất lớn, nhưng đứng ở góc độ nhìn nhận tâm lý đầu cơ ngắn hạn, tôi cho rằng, những điều chỉnh ngắn hạn sẽ xuất hiện nhưng cũng sẽ rất nhanh.
Ngược lại, một quá trình điều chỉnh kéo dài nhiều hơn 2-3 phiên có thể đánh dấu sự thoái trào của xu hướng blue-chips hiện tại.
Tôi cho rằng tuần tới các cổ phiếu thuộc nhóm VN30 sẽ khó duy trì được đà tăng như tuần vừa rồi. Đợt mua vào cao trào nhất từ phía nhà đầu tư nước ngoài có thể đã qua.
Nhằm giúp bạn đọc/nhà đầu tư chứng khoán có thêm những góc nhìn tham khảo uy tín, đến từ các chuyên gia hàng đầu trên thị trường, bắt đầu từ tháng 1/2014, VnEconomy mở thêm chuyên mục tọa đàm định kỳ hàng tuần mang tên “Xu thế dòng tiền”.
“Xu thế dòng tiền” hội tụ những chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đến từ các công ty chứng khoán, là những người bám sát thị trường, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường thông qua các hoạt động giao dịch, hoạt động tư vấn đầu tư. Ở vị trí điều phối cuộc tọa đàm là nhà báo Nguyễn Hoàng, người phụ trách Ban Chứng khoán của VnEconomy.
VnEconomy và các chuyên gia không chịu trách nhiệm trước những thiệt hại nếu có trong hoạt động đầu tư dựa trên những nhận định được đăng tải. Các chuyên gia là những thành viên tham gia thị trường, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các hoạt động đầu tư thực tế, do vậy, các quan điểm nhận định cũng như phương pháp đầu tư có thể dẫn đến những xung đột lợi ích.

Nguồn VnEconomy

Bất động sản Phát Đạt: Tiền phạt hợp đồng "cứu thua" KQKD quý 4, cả năm lãi ròng 3 tỷ đồng

Kết quả quý 4 Phát Đạt báo lãi 1,5 tỷ đồng, nâng lợi nhuận cả năm lên gần 3 tỷ đồng, giảm 40,8% so với năm 2012.

Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) công bố kết quả kinh doanh năm 2013 và riêng quý 4/2013. 

Doanh thu thuần quý 4 của PDR đạt gần 13 tỷ đồng, hoàn toàn đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ. Trong khi đó, cùng kỳ 2012, PDR đạt doanh thu thuần 36,4 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là doanh thu bán bất động sản (35,7 tỷ đồng). 

Quý 4 công ty có khoản lợi nhuận khác 2,4 tỷ đồng từ các khoản tiền phạt hợp đồng nhận được. Đây chính là khoản mục "cứu" kết quả kinh doanh trong kỳ của PDR.

Kết quả quý 4 Phát Đạt báo lãi 1,5 tỷ đồng, nâng lợi nhuận cả năm lên gần 3 tỷ đồng, giảm 40,8% so với năm 2012. Tuy vậy, so với kế hoạch kinh doanh giảm mạnh sau điều chỉnh của HĐQT công ty, PDR đã hoàn thành vượt mức 30%.

Những lưu ý của chúng tôi từ báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 vẫn chưa thay đổi đáng kể. Hàng tồn kho cuối năm 2013 của PDR đạt 5.156 tỷ đồng, chiếm 91,3% tổng tài sản của công ty tại cùng thời điểm. 

Đầu tháng 9/2013, Bất động sản Phát Đạt đã đưa tin gây sốc đối với thị trường bất động sản trong nước khi quyết định giảm tới 50% giá bán khu biệt thự ven sông và nhà phố thương mại thuộc dự án The EverRich 3. Kết thúc năm 2013, tồn kho dự án nói trên vẫn chưa thay đổi nhiều so với cuối quý 3, đạt 1.489 tỷ đồng (tăng 22 tỷ đồng).

PDR cho biết, hiện các lô đất nền của khi biệt thự dự án EverRich 3 đã được hoàn thành và sẵn sàng cho việc xây dựng nhà. 
Nguồn CafeF

PVGas D: Quý 4 lãi ròng 6,3 tỷ đồng, cả năm hoàn thành vượt mức 61% kế hoạch

Năm 2013 công ty lãi ròng 209 tỷ đồng, chính thức hoàn thành 161,45% kế hoạch, là một trong những công ty có tỷ lệ vượt kế hoạch cao nhất năm 2013.

Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PVGas D - PGD) công bố kết quả kinh doanh năm 2013 và riêng quý 4/2013.

Quý 4/2013, sản lượng khí của PGD giảm nhẹ gần 4% so với cùng kỳ, đạt 6,2 triệu MMBTU. Tuy nhiên, nhờ giá bán bình quân tăng 20,3%, doanh thu trong kỳ vẫn đạt 1.654 tỷ đồng, tăng 15,67% so với quý 4/2012.

Trong quý cuối cùng của năm, PGD phát sinh chi phí phóng thoi kiểm tra ăn mòn tuyến ống khí khoảng 5 tỷ đồng, chi phí khấu hao cho dự án Hệ thống phân phối khí thấp áp Nhơn Trạch vừa hoàn thành 4 tỷ đồng... Chi phí hoạt động tăng khiến lợi nhuận quý 4 sụt giảm, chỉ còn 6,3 tỷ đồng sau thuế, chưa bằng một nửa con số cùng kỳ (14,3 tỷ đồng)

Sau 9 tháng PGD đã hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận cả năm. Năm 2013 công ty lãi ròng 209 tỷ đồng, chính thức hoàn thành 161,45% kế hoạch, là một trong những công ty có tỷ lệ vượt kế hoạch cao nhất năm 2013. So với năm 2012, lợi nhuận của PGD giảm 8,3%.

Dòng tiền hoạt động kinh doanh năm 2013 của PGD đạt 575 tỷ đồng, số dư tiền và tương đương tiền cuối năm tăng mạnh 58,5%, đạt 927 tỷ đồng. 

Tính đến cuối năm 2013, PGD có số dư lợi nhuận chưa phân phối 119,5 tỷ đồng, Quỹ đầu tư phát triển 420 tỷ đồng, gần chạm mức vốn điều lệ của công ty (429 tỷ đồng). ĐHCĐ bất thường của PGD ngày 16/1/2014 vừa thông qua phương án phát hành thêm 17,1 triệu cổ phiếu nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng.
Nguồn CafeF

Don Lam và sứ mạng tại WEF 2014

VinaCapital cũng là một trong các doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham dự và gia nhập WEF.

Ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, là một trong những đại biểu doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia Hội nghị Thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) từ ngày 22 – 25/ 01/2014 tại Davos, Thụy sĩ. Trước khi lên đường, ông đã buổi chia sẻ về sự kiện này cũng như sứ mạng của mình tại Davos.

VinaCapital Group là một trong những doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên gia nhập WEF, ông đánh giá các hoạt động của WEF có khác gì so với những hội nghị hay hội thảo khác?

Có thể nói WEF là diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay và hội nghị Davos tổ chức vào tháng 1/2014 dự kiến sẽ có hơn 40 nhà lãnh đạo chính phủ các quốc gia tham gia, ngoài ra còn có lãnh đạo các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, và các học giả hàng đầu thế giới gặp gỡ thảo luận về những chủ đề kinh tế, xã hội, chính trị mang tính chất toàn cầu. Số lượng đại biểu có thể lên tới con số 2500. Có lẽ không có một hội nghị quốc tế nào có quy mô tương tự như thế.

Phía Việt Nam tham gia sự kiện này dự kiến sẽ có một số lãnh đạo cao cấp từ Chính phủ như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN. VinaCapital là 1 trong số những đại biểu doanh nghiệp tại Việt Nam tham gia sự kiện này.

VinaCapital cũng là một trong các doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham dự và gia nhập WEF. Đến với WEF lần này, tôi không những đi với tư cách đại diện cho VinaCapital mà còn là đại sứ “không lương” cho Việt Nam, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra với thế giới. Tôi cũng tham gia phiên thảo luậnvới chỉ khoảng 30 thành viên để bàn về các chính sách phát triển của cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC).

Mới đây, giám đốc của quĩ đầu tư nổi tiếng thế giới Templeton Frontier Markets Fund, ông Mobius cho rằng Việt Nam vẫn là một trong những thị trường đầu tư mới nổi hấp dẫn nhất. Điều này theo ông có hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trì truệ suốt các năm gần đây?

Tôi đồng ý với ý kiến của ông Mobius, khi mà những chỉ dấu cho sự hồi phục của nền kinh tế đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt từ nửa cuối quý 2/2013, những dấu hiệu ổn định dần rõ ràng hơn như lạm phát thấp, lãi suất cho vay thấp hơn, tỉ giá ổn định và tăng trưởng GDP cũng cao hơn.

Và điều rất quan trọng, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định và phát triển của thị trường Việt Nam dần được hồi phục trở lại. Điều này có thể phần nào thể hiện thông qua các phiên mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài hiện nay. Ngoài ra, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam vẫn rất ấn tượng. Vì vậy, theo tôi được biết, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài xem đây là thời điểm để bắt đầu đầu tư vào Việt Nam.

Lẽ dĩ nhiên, có nhiều người cho rằng quá trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra chậm nhưng điều tốt hơn cả là quá trình đó vẫn đang tiếp tục được tiến hành và chúng ta cần nó tiếp tục thể hiện.

Ngoài ra, thông điệp đầu năm của người đứng đầu Chính phủ cũng thể hiện những cam kết mạnh mẽ đối với việc tái cấu trúc, đổi mới về kinh tế, ổn định về chính trị nội bộ và đó là cơ sở để chúng ta đặt niềm tin.

Theo bà giám đốc ngân hàng thế giới tại Việt nam Victoria Kwakwa , mặc dù khó khăn nhưng tỉ trong GDP của khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn đang có xu hướng tăng lên và đây là điều quan trọng để thúc đẩy tốc độ phục hồi của nền kinh tế.

Theo quan sát chung của chúng tôi, chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong năm nay sẽ giảm vì vì chi phí tài chính giảm xuống (lãi suất vay đã giảm hơn năm trước khá nhiều và trong năm 2014, có thể giảm thêm 1-2%), biên lợi nhuận của các doanh nghiệp vì vậy được dự đoán sẽ cao hơn. Ngoài ra, trong vòng 3 năm qua, có rất nhiều doanh nghiệp đã bị đào thải trong quá trình vận động của nền kinh tế, các doanh nghiệp sống được đến thời điểm này được xem là những đơn vị mạnh, có đường hướng phát triển tốt hơn và có lợi thế cạnh tranh vì họ sẽ có thêm thị phần từ các doanh nghiệp đã “rơi rụng”.

Được biết, một trong những nội dung quan trọng ông mang đến cho diễn đàn WEF lần này là giới thiệu về tiềm năng của cộng đồng kinh tế ASEAN 2015. Ông có thể chia sẻ những nội dung chính về chủ đề này mà ông mang tới diễn đàn WEF?

Đúng vậy, công đồng kinh tế AEC dự kiến sẽ được thành lập vào 2015. Tôi đến WEF lần này là để quảng bá cho thế giới biết về tiềm năng của cộng động này, đó không phải là nền kinh tế 90 triệu dân như Việt Nam mà là một nền kinh tế với 600 triệu dân, thống nhất hơn và các rào cản sẽ bị dỡ bỏ, môi trường đầu tư, kinh tế sẽ thông thoáng hơn trước rất nhiều.

Tôi đến WEF còn với tư cách là Phó Chủ tịch của Global Agenda Counsil on Asean ,có nhiệm vụ thảo luận các đề xuất cho chính sách thúc đẩy sự phát triển cộng đồng này. Đây là việc lớn vì phải làm sao để người dân các quốc gia dần cảm nhận được rằng họ không chỉ là công dân của một quốc gia riêng biệt mà còn là thành viên của một cộng động ASEAN lớn hơn thế, giống như cộng đồng Châu Âu hiện nay.

Vì đây là kế hoạch rất lớn nên chúng ta phải bắt đầu từ những bước đi nhỏ. Ví dụ, chúng tôi có sáng kiến thực hiện ở các sân bay đầu tiên. Các sân bay trong toàn bộ khu vực phải có lối đi riêng chỉ để dành cho công dân thuộc ASEAN (ASEAN lines). Điều này dần dần sẽ giúp tạo cảm giác cho người dân các quốc gia rằng họ đang thuộc về một cộng đồng chung thống nhất hơn và theo ông Tony Fernandes, Tổng Giám đốc của AirAsia, hãng hàng không của ông sẽ là đơn vị tiên phong đầu tiên vẽ logo của ASEAN lên các máy bay của hãng.

Chúng tôi còn có sáng kiến sẽ quy hoạch cụ thể các quốc gia theo lợi thế cạnh tranh (Center of Excellent), ví dụ Thái Lan sẽ là quốc gia tập trung về ngành ô tô, Việt Nam sẽ là quốc gia nông nghiệp, Singapore thiên về tài chính còn Indonesia là quốc gia mạnh về khoáng sản. Việc định hướng như thế cũng giúp đào tạo nguồn nhân lực cơ bản và chuyên sâu. Chẳng hạn khi cần đào tạo người họat động trong lĩnh vực tài chính, chúng ta có thể gửi họ đến học tại Singapore, hay tìm hiểu thêm về ô tô thì sẽ đưa người sang Thái Lan.

Các đại diện của Myanma (có thể có cả Tổng thống Thein Sein) sẽ tham dự WEF lần này, chúng tôi sẽ thảo luận trực tiếp với họ để khi Myanmar giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm nay, họ sẽ tác động tích cực đến các thành viên khác trong khu vực.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện cũng nổi lên là điểm nóng của những xung đột về lãnh thổ. Theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào đến tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài vào các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam?

Theo tôi được biết, nhà đầu tư nước ngoài không thật sự xem các vân đề xung đột về lãnh thổ, lãnh hải mới đây là loại rủi ro cao, vì theo họ các quốc gia phải tự ý thức được nếu điều này xảy ra, tất cả sẽ phải gánh chịu hậu quả. Vì vậy, các nhà đầu tư xem đây là rủi ro trong dài hạn.

Nhưng ngược lại, rủi ro ngắn hạn mới chính là điều mà nhà đầu tư quan tâm, đó là sự ổn định bên trong một quốc gia. Chẳng han, Thái Lan nơi gần đây xảy ra hàng loạt các cuộc biểu tình đã gây thiệt hại hàng trăm triệu USD cho hãng sản xuất xe hơi Toyota vì nguồn cung các thiết bị phụ tùng bị gián đoạn. Còn tại Campuchia, các vụ xung đột cũng ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành may mặc ở nước này.

Thậm chí với Việt Nam, nếu cách đây vài năm, tôi có mời các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam thì họ từ chối vì cho rằng đất nước chưa thực sự ổn định thì chúng tôi khộng thể bỏ tiền vào đầu tư được. Nhưng từ nửa cuối năm 2013, sự ổn định vĩ mô của Việt Nam đã dần rõ nét hơn và theo đó, niềm tin của các nhà đầu tư dần hồi phục và tăng lên.

Xin cảm ơn ông!

Bài đăng phổ biến

Cpx24.com CPM Program
 
Support : Creating Website | Tạp chí tài chính | News
Copyright © 2014. TẠP CHÍ TÀI CHÍNH - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by News
Proudly powered by Blogger